Đau thần kinh toạ – một trong những vấn đề nan giải mà ai cũng không mong muốn mình sẽ phải đón nhận nó. Bởi nó không chỉ gây ra những đau đớn, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến công việc cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Đau dây thần kinh toạ có triệu chứng như thế nào? Nếu bị đau thần kinh toạ thì khám ở khoa nào? Đau dây thần kinh toạ có chữa khỏi được không và có để lại biến chứng nào không? Các phương pháp và thuốc uống trị đau thần kinh toạ hiện nay là gì?…
Tất cả những thắc mắc của các bạn sẽ được trả lời và tổng hợp ở bài viết dưới đây. Hãy cùng Caodangyduocbqp tìm hiểu nhé.
Contents
- 1 Đau thần kinh toạ
- 2 Phân loại đau thần kinh toạ
- 3 Triệu chứng của đau thần kinh toạ
- 4 Đau thần kinh toạ có chữa khỏi được không và khám ở khoa nào?
- 5 Những biến chứng có thể xảy ra của bệnh đau thần kinh tọa
- 6 Các trường hợp cần tìm đến bác sĩ
- 7 Nguyên nhân gây đau thần kinh toạ
- 8 Phòng ngừa tình trạng đau thần kinh toạ
- 9 Điều trị đau thần kinh toạ không phẫu thuật
- 10 Chế độ chăm sóc hàng ngày cho bệnh nhân đau thần kinh tọa
- 11 Các phương pháp phẫu thuật điều trị đau thần kinh toạ
Đau thần kinh toạ
Đau thần kinh tọa một triệu chứng trong đau ở vùng thắt lưng do các tổn thương hay bất thường ở dây thần kinh toạ. Trong cơ thể, thần kinh toạ được xem là một dây thần kinh tương đối lớn chạy dọc từ phần thắt lưng xuống dưới cẳng chân, bàn chân và cuối cùng là các đầu ngón chân.
Nếu có bất kì khác thường nào gây tác động đến thần kinh toạ như khi bị kích thích, bị nén hoặc bị viêm thì có thể gây ra cảm giác đau cho người bệnh. Cơn đau sẽ có thể lan toả dọc theo đường đi của dây thần kinh.
Các nghiên cứu tại Mỹ cũng cho thấy có một tỷ lệ rất cao, khoảng 85% dân số sẽ bị đau lưng. Tuy nhiên, không phải đau lưng nào cũng là do những bất thường ở dây thần kinh toạ. Bạn có thể phân biệt cơn đau thần kinh toạ với những cơn đau lưng khác thông qua vị trí và cảm giác lan toả của cơn đau.

Bởi cơn đau do thần kinh toạ tương đối đặc trưng. Nó thường đau dọc từ vùng lưng xuống chân, người bệnh cũng thường chỉ bị đau 1 bên, rất ít khi đau cả 2 bên, cơn đau cảm giác như bị chuột rút, có thể kéo dài trong nhiều ngày.
Thông thường, đa số các trường hợp đau thần kinh toạ có thể tự chữa khỏi mà không cần phải phẫu thuật, chỉ cần xử trí và điều trị tại nhà tuỳ vào mức độ bệnh, tỷ lệ khỏi bệnh lên đến 90%.
Phân loại đau thần kinh toạ
Tuỳ vào thời gian kéo dài, mức độ nặng của triệu chứng hoặc mức độ tổn thương mà đau thần kinh toạ sẽ được phân thành các loại khác nhau:
- Đau thần kinh tọa cấp tính: Đây thường sẽ là cơn đau ở vị trí dây thần kinh toạ bị tổn thương do trấn thương đột ngột ở mô mềm. Cơn đau xuất hiện ngay lập tức sau tổn thương nhưng thường chỉ kéo dài trong thời gian ngắn cho đến khi tổn thương được chữa khỏi, thông thường sẽ hết sau 4 – 8 tuần và trường hợp này bạn cũng không cần phải thăm khám bác sĩ mà sẽ tự khỏi nếu có chế độ chăm sóc và nghỉ ngơi hợp lý.
- Đau thần kinh tọa mãn tính: Nguyên nhân của cơn đau mạn tính thường không phải do các chấn thương, không có khả năng tự khỏi mà đôi khi phải nhờ can thiệp y tế. Cơn đau thường kéo dài trên 8 tuần do các kích thích thần kinh liên tục ở mức nhẹ và trung bình, âm ỉ. Đôi khi bạn vẫn có thể bị đau dù đã điều trị được nguyên nhân gây ra kích thích. Trường hợp bệnh nhân đau mạn tính có thể bị đau khi thực hiện một số động tác mà trước đây chúng không hề ảnh hưởng đến cơ thể như ngồi, mang đồ,… Và trong một số trường hợp các vùng lân cận cũng có thể bị ảnh hưởng do cơn đau thần kinh toạ mạn tính.
- Đau thần kinh tọa xen kẽ: Thông thường, đau thần kinh toạ sẽ chỉ xuất hiện ở một bên cơ thể từ vùng thắt lưng xuống chi dưới. Nhưng đôi khi người bệnh có thể xuất hiện cảm giác đau xen kẽ giữa 2 chân. Nguyên nhân chủ yếu trong trường hợp này là thoái hoá các khớp xương cùng.
- Đau thần kinh tọa hai bên: Đây là loại đau thần kinh toạ hiếm gặp, cơn đau xuất hiện đồng thời ở cả hai bên chân. Nguyên nhân của loại đau này thường là thoái hoá đốt sống hoặc thoái hoá các đĩa đệm,…
Triệu chứng của đau thần kinh toạ
Triệu chứng của cơn đau thần kinh toạ rất đặc trưng:
- Thường lan toả và kéo dài theo đúng đường đi của dây thần kinh toạ trong cơ thể. Cơn đau bắt đầu từ vùng thắt lưng, sang hông, xuống mông, dọc theo chân và đến tận những đầu ngón chân.
- Trong đa số trường hợp, cơn đau chỉ xuất hiện ở một bên chân.
- Các triệu chứng thường xuất hiện đột ngột mà không có dấu hiệu cảnh báo nào trước đó, thời gian cơn đau thần kinh toạ có thể kéo dài lên đến vài tuần hay vài tháng.
- Bên cạnh cảm giác đau, người bệnh có thể kèm theo cảm giác ngứa ran như kim châm hay yếu cơ vùng chi dưới.

- Bệnh nhân có thể có cảm giác chân hay bàn chân bị mất sức lực, khó khăn trong di chuyển.
- Một số động tác như ho hay hắt xì có thể làm tình trạng đau nặng hơn.
- Cảm giác đau có thể thay đổi khi bạn đổi tư thế, ví dụ như:
Ngồi hoặc đứng quá lâu, đặc biệt khi sai tư thế sẽ khiến cho cơn đau nặng hơn.
Khi đi ngủ, một số yếu tố có thể khiến cho lưng bạn không thoải mái như đầu và lưng quá ngang bằng do không sử dụng gối hoặc gối đầu quá thấp, đệm dày nhưng lại quá mềm, không có giúp cố định tư thế lưng được,… Trường hợp này người bệnh được khuyên khắc phục các nguyên nhân và nên giữ tư thế nằm nghiêng.
Khi đứng dậy, đi lại chậm rãi, người bệnh có thể sẽ bớt đau hơn.
Ngoài ra, người ta cũng có thể phân chia các triệu chứng theo từng vị trí tổn thương. Dây cung S1, rễ thần kinh thắt lưng L4 và L5 là những vị trí thường bị tổn thương nhất.
- Đau do tổn thương S1 hay còn gọi là đau thần kinh toạ cổ điển, với các triệu chứng:
- Cơn đau thường xuất hiện ở mông, phía sau bắp chân và bàn chân.
- Mất cảm giác tại các vùng ngón chân phía ngoài như ngón thứ 3, 4, 5.
- Cảm giác đau ở vùng gót chân gây khó khăn trong đi lại
- Cơ ở vùng mông và bàn chân bị suy yếu, có thể bị tê
- Không còn phản xạ giật cổ chân do bị mất cảm giác
- Đau do tổn thương L4:
- Các cơn đau thường xuất hiện ở vị trí hông, đùi, phía trong đầu gối hay bắp chân. Đôi khi có thể gây mất cảm giác tại các vùng này.
- Các vùng cơ tại đùi và chân bị yếu.
- Phản xạ giật gối bị giảm.
- Đau do tổn thương L5:
- Cơn đau xuất hiện tại mông và phía ngoài đùi, chân.
- Mất cảm giác tại vùng ngón chân phía trong như ngón thứ 1, 2.
- Cơ ở vùng mông và chân bị suy yếu.
- Hạn chế các cử động vùng mắt cá chân và ngón chân cái.
Đau thần kinh toạ có chữa khỏi được không và khám ở khoa nào?
Như chúng tôi đã nói ở trên, đa số các trường hợp bệnh nhân đau thần kinh toạ sẽ có thể tự khỏi với các xử trí và chăm sóc tại nhà mà không cần đến phẫu thuật.
Đôi khi, trong trường hợp tình trạng bệnh quá nghiêm trọng hoặc ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống người bệnh thì các phương pháp phẫu thuật sẽ được cân nhắc.

Nếu bạn nghi ngờ mình bị đau thần kinh toạ hãy tìm đến các cơ sở y tế hoặc các bác sĩ chuyên khoa thần kinh để được thăm khám, kiểm tra và có các phương pháp xử trí phù hợp.
Những biến chứng có thể xảy ra của bệnh đau thần kinh tọa
Cũng giống như tất cả các bệnh khác, việc phát hiện và xử trí sớm sẽ giúp ích rất nhiều trong điều trị. Nếu tình trạng đau thần kinh toạ của bạn không được phát hiện và xử trí sớm có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nặng hoặc dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác.
Một số biến chứng thường thấy trong đau thần kinh toạ:
- Các cơn đau với mức độ và tần suất tăng dần.
- Lâu dần có thể dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm
- Khiến cho chân dần mất cảm giác và khó khăn trong di chuyển, thậm chí là liệt chân.
- Chức năng ruột và bàng quang bị ảnh hưởng.
- Đôi khi có thể gây tổn thương vĩnh viễn, dây thần kinh không thể hồi phục lại được.
Các trường hợp cần tìm đến bác sĩ
Trong một số trường hợp, các chuyên gia khuyến cáo bạn nên tìm đến bác sĩ để được thăm khám và kiểm tra trong các trường hợp sau:

- Bạn từng có tiền sử ung thư trước đó
- Đau lưng kèm theo biểu hiện sốt cao
- Cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm mà ngày càng nặng hơn
- Chân bị mất cảm giác, yếu cơ, khó khăn khi đi lại
- Chức năng ruột hoặc bàng quang bị rối loạn
- Dù đã điều trị khỏi hoàn toàn nhưng tình trạng đau thần kinh toạ tái phát trở lại.
Nguyên nhân gây đau thần kinh toạ
Bất kì ai trong chúng ta đều có thể bị đau thần kinh toạ, vậy có những nguyên nhân nào có thể gây ra tình trạng này? Việc hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp bạn có thể điều trị tận gốc bệnh, cải thiện chất lượng cuộc sống một cách đáng kể.
Nguyên nhân phổ biến của đau thần kinh tọa bao gồm:
- Đầu tiên, chúng ta phải kể đến nguyên nhân thường gặp nhất trong các trường hợp đau thần kinh toạ chính là thoát vị đĩa đệm, chiếm 90% trong tổng số các trường hợp. Khi bạn già, các đĩa đệm sẽ dần bị thoái hoá và các đĩa đệm này có thể bị tác động. Các nghiên cứu chỉ ra có đến 25% người bệnh bị đau trên 6 tuần và sẽ có khoảng 1/50 người sẽ bị đau thần kinh toạ trong quãng đời của mình. Lúc này, đĩa đệm có thể bị trượt ra khỏi vị trí ban đầu và tác động trực tiếp lên dây thần kinh toạ, khiến cho người bệnh có cảm giác đau. Đĩa đệm sẽ tác động lên thần kinh toạ theo 2 cơ chế:
- Nén trực tiếp: đĩa đệm có những bất thường, chèn ép trực tiếp, tác động cơ học lên dây thần kinh.
- Hóa chất gây cháy: Acid hyaluronan có thể bị chảy ra ngoài khi đĩa đệm bị tổn thương, gây kích ứng và hình thành các ổ viêm tại dây thần kinh toạ.
- Sự thoái hóa: Một số thoái hoá quanh vùng dây thần kinh toạ như thoái hoá cột sống, thoái hoá xương khớp, thoái hoá đĩa đệm hay thoái hoá mô mềm,… cũng có thể gây ra đau thần kinh toạ..
- Hẹp ống sống thắt lưng: Tình trạng này thường xảy ra khi các đốt sống bị bào mòn dần, dẫn đến tăng áp lực lên các rễ thần kinh, Nguyên nhân này thường gặp ở người già, trên 60 tuổi.
- Thoái hóa đốt sống: Đây là tình trạng đốt sống bên có thể bị gãy và trên trượt trên đốt sống ngay dưới nó. Sự bất thường này cũng có thể là một nguyên nhân tác động lên dây thần kinh toạ. Nguyên nhân này thường thấy ở người trẻ tuổi do tập cử tạ,… và có thể dẫn đến đau cả 2 bên trái và phải.

- Khối u cột sống: Nguyên nhân này thường hiếm xảy ra, do các khối u phát triển sẽ gây chèn ép lên vùng dây thần kinh toạ, gây đau. Các khối u có thể là tự phát hoặc do các tai nạn, bệnh lý ung thư,…
- Một số nguyên nhân bên ngoài có thể gây tác động trực tiếp đến dây thần kinh toạ như tai nạn giao thông, chấn thương khi luyện tập thể thao, ngã,…
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác có thể gây đau thần kinh toạ mà chúng ta cần chú ý như bệnh Pott (hay còn gọi là lao cột sống) hay trường hợp cột sống thắt lưng bị gãy,… Tuy nhiên các nguyên nhân này thường hiếm gặp hơn,
Một số nguyên nhân dễ dẫn đến đau mỏi chân, khiến cho mọi người dễ nhầm lẫn với đau thần kinh toạ:
- Hội chứng Piriformis: Piriformis là phần cơ phía trong mông, nằm ngay trên dây thần kinh toạ. Khi cơ Piriformis bị co thắt sẽ tác động trực tiếp lên dây thần kinh này gây ra hiện tượng đau. Nữ giới có tỉ lệ gặp đau thần kinh toạ do Hội chứng Piriformis cao hơn nam giới. Những người có thói quen để một chiếc ví dày ở túi phía sau mông và ngồi lên cũng dễ gặp phải tình trạng này. Hội chứng Piriformis cũng dễ xảy ra khi các cơ này phải hoạt động quá mức cho phép trong thời gian dài.
- Rối loạn chức năng khớp Sacroiliac
- Viêm xương cùng: Xương cùng là nơi tiếp nối giữa xương chậu và vùng thắt lưng. Cơn đau thần kinh toạ do viêm xương cùng có thể gia tăng khi người bệnh đứng lâu hoặc phải leo cầu thang.
- Chấn thương hoặc nhiễm trùng quanh vùng thắt lưng hay chi dưới cũng nằm trong số các nguyên nhân dễ gây hiểu nhầm với tình trạng đau thần kinh toạ.
Phòng ngừa tình trạng đau thần kinh toạ
Các nguyên nhân gây đau thần kinh toạ thường rất khó phòng tránh. Tuy nhiên, bạn có thể hạn chế các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh hay làm nặng thêm tình trạng bệnh. Một số lời khuyên từ chuyên gia dành cho bạn:
- Luôn giữ đúng tư thế dù làm bất cứ hoạt động gì. Các triệu chứng đau khi làm một điều gì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị sai tư thế và cần phải điều chỉnh lại ngay và cũng không nên chỉ ngồi hay đứng trong một thời gian quá lâu.
- Từ bỏ thuốc lá bởi chúng ta cũng biết khói thuốc có thể ảnh hưởng rất nhiều đến cơ thể, gây ra nhiều loại bệnh tật. Nicotin trong khói thuốc gây ảnh hưởng đến tuần hoàn máu, đặc biệt khiến cho lượng máu tới xương giảm, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ xương khớp.
- Tránh tình trạng thừa cân, béo phì do cân nặng quá mức và chế độ ăn uống không hợp lý sẽ không cung cấp đầy đủ dưỡng chất, đảm bảo sự phát triển của xương khớp và còn gia tăng khả năng lão hoá sớm, ổ viêm không được chữa lành càng khiến cho tình trạng đau thêm nặng hơn.

- Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên, rèn luyện sức khoẻ. Việc tập thể dục không chỉ giúp bạn giữ được cân nặng hợp lí mà còn giúp cơ thể dẻo dai, các dây chằng, dây thần kinh được thư giãn, tăng sự linh hoạt của các khớp.
- Hạn chế các hoạt động mạnh dễ làm tổn thương vùng lưng, có thể lựa chọn một số hoạt động tốt cho xương khớp như bơi lội, yoga, đi lại nhẹ nhàng,…
- Với các bạn nữ thì không nên đi giày cao gót trong thời gian quá dài.
- Hạn chế tối đa các yếu tố nguy cơ, khiến bạn dễ ngã như đồ đạc trong nhà, việc leo cầu thang trong bóng tối,…
- Luôn giữ tâm lý thoải mái, tránh những căng thẳng, stress không cần thiết
- Chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung phospho, canxi, vitamin B12,…
Điều trị đau thần kinh toạ không phẫu thuật
Các chuyên gia khuyến cáo khả năng hồi phục và chữa khỏi của đau thần kinh toạ sẽ càng lớn nếu như được phát hiện và điều trị càng sớm. Các biện pháp điều trị không phẫu thuật sẽ là lựa chọn đầu tay trong đa số các trường hợp đau thần kinh toạ. Một số biện pháp điều trị không phẫu thuật thường được áp dụng như chườm nóng và chườm lạnh, vật lý trị liệu, dùng các thuốc, tiêm hay các liệu pháp trị liệu thay thế.
Thông thường các cơn đau cấp tính sẽ có thể giảm và khỏi hẳn trong vòng 4 – 6 tuần và cơn đau mạn tính thì có thể dài hơn, thường trên 8 tuần nếu được điều trị bằng các liệu pháp không phẫu thuật.
Chườm nóng và chườm lạnh
Cơn đau thần kinh toạ có thể giảm đi đáng kể nếu bạn thực hiện chườm nóng, chườm lạnh hoặc kết hợp. Bạn có thể sử dụng đá hoặc túi chườm nóng đặt lên vùng bị đau khoảng 20 phút. Bạn cũng có thể thực hiện xen kẽ giữa chườm nóng và chườm lạnh để xem hiệu quả có tốt hơn không.
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là phương pháp được sử dụng hợp lý với mục tiêu:
- Cải thiện sức khoẻ cho các cơ và xương khớp vùng lưng, mông, chi dưới,…
- Nâng cao sự linh hoạt, co giãn của các cơ và khớp
- Cải thiện hệ thống tuần hoàn, tăng khả năng trao đổi dinh dưỡng và máu tới các cơ quan, đặc biệt là vùng thắt lưng và chi dưới thông qua một số bài tập yoga, aerobic,…
Với các phương pháp vật lí trị liệu, việc duy trì đều đặn các hoạt động với chế độ phù hợp là điều cực kì cần thiết. Thường xuyên vận động nhẹ nhàng, thay đổi tư thế khi làm việc, tránh ngồi hay nằm lâu.
Bạn nên lập cho mình một kế hoạch tập luyện cụ thể dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia để đảm bảo lựa chọn đúng phương pháp, đúng cách. Bởi chỉ cần sai sót nhỏ cũng có thể khiến công sức của bạn trở nên vô ích.

Dùng thuốc
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS) giúp giảm đau, chống viêm. Bạn có thể được kê đơn ibuprofen hay naproxen
- Corticoid đường uống (như prednisone,…) cũng với tác dụng kháng viêm, giảm đau tốt, ít gây ra tác dụng không mong muốn
- Để giảm tình trạng co thắt cơ, giảm đau đớn, bạn cũng có thể được kê thêm chống co giật như gabapentin
- Thuốc chống trầm cảm ba vòng (amitriptylin)
- Các thuốc giảm đau mạnh nhóm opioid (tramadol, oxycodone). Chỉ dùng các thuốc này khi thật cần thiết và có chỉ định của bác sĩ, không lạm dụng vì sẽ dễ gây nghiện
Trị liệu thần kinh cột sống
Trị liệu thần kinh cột sống hay còn có tên gọi khác là nắn lại cột sống. Điều này thường được thực hiện bởi các bác sĩ hay những người có kinh nghiệm, chuyên môn cao trong lĩnh vực nắn xương khớp giảm đau thần kinh toạ.
Thao tác này sẽ giúp cho các bộ phận của cột sống trở về vị trí ban đầu, tránh gây ảnh hưởng đến dây chằng và đặc biệt là dây thần kinh toạ.
Liệu pháp xoa bóp
Trong đau thần kinh toạ người thường kết hợp thêm liệu pháp xoa bóp, massage vùng lưng, giúp lưng được thoải mái, thư giãn, giúp cho cơn đau thần kinh toạ trở nên dễ chịu hơn.
Massage đem lại nhiều ích lợi cho vùng lưng như:
Cải thiện tuần hoàn máu trong cơ thể, đặc biệt là vùng thắt lưng
Giúp các cơ đang bị co thắt, căng cứng trở nên dễ chịu hơn.
Giúp cơ thể tăng sản sinh hormon nội sinh endorphin với tác dụng giảm đau rất tốt lại an toàn.
Tiêm trị liệu thắt lưng
So với các phương pháp khác thì tiêm trị liệu thường đem lại hiệu quả ngay tức thì với tình trạng đau thần kinh toạ.
Bên cạnh hiệu quả điều trị, tiêm trị liệu còn có vai trò giúp cho bác sĩ xác định được chính xác vị trí tổn thương của dây thần kinh toạ để có biện pháp xử trí và điều trị phù hợp hơn.
Thông thường, bác sĩ sẽ dùng các thủ thuật tiêm điều trị đau dây thần kinh toạ như sau:
Tiêm steroid ngoài màng cứng
Trong một số trường hợp người bệnh bị hẹp ống sống hay thoái hoá đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm,… việc tiêm steroid ngoài màng cứng cũng đem lại nhiều lợi ích. Cụ thể là:
- Giúp tình trạng viêm dây thần kinh toạ được kiểm soát tốt hơn, tránh các tác động cơ học từ vùng cột sống đến dây thần kinh.
- Ức chế miễn dịch, giảm các phản ứng viêm và đau trong cơ thể
- Đem lại hiệu quả ngay tức thì, giảm cảm giác khó chịu cho người bệnh.
- Tác dụng tại chỗ, không gây ảnh hưởng đến các vùng khác trong cơ thể.
Chặn rễ thần kinh có chọn lọc
Với tác dụng giảm viêm và giảm cảm giác tê cứng cơ do đau thần kinh toạ, chặn rễ thần kinh có chọn lọc là liệu pháp tiêm ở gần những dây thần kinh bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu.
Chế độ chăm sóc hàng ngày cho bệnh nhân đau thần kinh tọa
Chế độ chăm sóc bệnh nhân cũng vô cùng quan trọng, giúp bệnh tiến triển và hồi phục tốt hơn.

- Bệnh nhân cần tránh những căng thẳng, stress trong công việc, cuộc sống
- Luôn giữ tư thế tối ưu nhất khi hoạt động
- Tránh ngồi hay đứng quá lâu mà nên thay đổi tư thế thường xuyên
- Thực hiện các bài tập giúp kéo dãn gân cơ, cải thiện độ linh hoạt của các khớp.
- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cải thiện sức khoẻ của bệnh nhân.
- Kiểm soát và điều trị tốt các bệnh lý mắc kèm.
Các phương pháp phẫu thuật điều trị đau thần kinh toạ
Trong đa số trường hợp, khi các liệu pháp điều trị không phẫu thuật thất bại bác sĩ mới chuyển sang trị liệu bằng phẫu thuật. Đôi khi, ở một số trường hợp, chỉ định phẫu thuật lại là lựa chọn đầu tay.
Một số trường hợp bắt buộc phải phẫu thuật như hội chứng Cauda equina, bệnh nhân có khối u vùng cột sống thắt lưng, tình trạng đau thần kinh ở cả 2 bên hay các trường hợp nhiễm trùng không đáp ứng với các thuốc hay phương pháp trị liệu không phẫu thuật.
Trong các trường hợp đau thần kinh toạ kéo dài trên 6 – 8 tuần thì người bệnh cũng được chỉ định phẫu thuật.
Phẫu thuật sẽ giúp người bệnh loại bỏ được tận gốc nguyên nhân và kiểm soát tốt các triệu chứng do đau thần kinh toạ gây ra. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp bệnh nhân không có đáp ứng với phẫu thuật mà phải chuyển sang phương pháp điều trị khác.
Cắt bỏ vi mô
Là phương pháp được sử dụng phổ biến trên lâm sàng, cắt bỏ vi mô đĩa đệm là phương pháp phẫu thuật giúp loại bỏ một phần của đĩa đệm bất thường. Có thể áp dụng phẫu thuật mở hoặc phẫu thuật xâm lấn tối thiểu để thực hiện liệu pháp này.

Các nghiên cứu cũng cho thấy phương pháp cắt bỏ vi mô đem lại hiệu quả cho rất nhiều bệnh nhân, có tới 86% người bệnh cải thiện tốt triệu chứng sau khi được phẫu thuật.
Các cuộc phẫu thuật giải nén thắt lưng
Trong loại phẫu thuật này, tất cả các nguyên nhân gây chèn ép và đau thần kinh toạ sẽ được loại bỏ một cách tối ưu nhất.
- Cắt bỏ laminectomy: Đây là phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc tất cả lớp màng vùng cột sống thắt lưng để các dây thần kinh cột sống không bị cọ xát, giảm đau. Có tới 75 – 90% bệnh nhân cải thiện sau liệu pháp này.
- Cắt bỏ túi thai giúp ức chế và loại bỏ sự phát triển quá mức của xương, tạo khoảng trống cho các dây thần kinh có thể phát triển bình thường.
- Cắt bỏ khuôn mặt cũng đem lại hiệu quả rất cao, trên 80% bệnh nhân có hiệu quả tích cực.
Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đón đọc. Mong rằng những thông tin ở trên sẽ thực sự hữu ích cho bạn, giúp bạn xoá tan nỗi lo đau thần kinh toạ. Hãy luôn khoẻ mạnh và trở thành những “bác sĩ” của bản thân mình.